15 TIỀN GIẢ ĐỊNH TRONG NLP (Phần 1)| Uni Group

Muốn phát triển hoàn thiện và có một cuộc sống hạnh phúc như mong muốn, chúng ta phải làm chủ chính cuộc sống của mình, hiểu được chính mình và hiểu được người khác. Và 15 tiền giả định trong NLP| Uni group sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống của bạn. 

1. Bản đồ không phải là cảnh thật

Ví dụ 1: Bạn cầm 1 tấm bản đồ Hà Nội được vẽ cách đây 20 năm (năm 1995) và tìm đường đi từ vị trí A đến vị trí B nào đó (vd: từ Mai Dịch, Cầu Giấy đến  Gia Lâm). Liệu rằng với tấm bản đồ từ năm 1995 đó, bạn có thể đến được vị trí mà bạn muốn đến không?

15 tien gia dinh trong nlp phan 1 uni group

  • Tôi chắc chắn với bạn là không, bởi xã hội luôn luôn phát triển, luôn không ngừng đổi mới, các tuyến đường vì thế cũng được thiết kế mở rộng ra nhiều tuyến đường hơn, hơn nữa,khung cảnh trên mỗi tuyến đường cũng thay đổi theo năm tháng. Chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy 1 cái bưu điện hay 1 mốc vị trí nào đó trên tấm bản đồ năm 1995 vào thời điểm năm 2015 phải không nào?
  • => Bản đồ không phải là cảnh thật. Nó chỉ phản chiếu cảnh thật ở 1 thời điểm nhất định. Nó đúng ở thời điểm này nhưng cũng có thể không đúng ở thời điểm khác. Tư duy nhận thức của con người cũng như tấm bản đồ ấy vậy. Bạn không thể áp dụng lối tư duy cũ kỹ, lạc hậu để quyết định làm một công việc mới.
  • => Bài học rút ra: hãy không ngừng cập nhật bản đồ trong đầu mình, học hỏi, nâng cao khả năng, hoàn thiện bản thân để phù hợp với hoàn cảnh, sự phát triển không ngừng của xã hội.

2. Cơ thể và tâm trí là một

Bạn có thấy ai đang rất là vui vẻ, thoải mái mà nằm gục xuống bàn, gương mặt mệt mỏi, xám xịt, bước đi uể oải, chậm chạp không?
Hay bạn có thấy người nào đó đang buồn bã, đau đầu, hoặc có chuyện gì đó rất là đau khổ,... mà gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ, tươi cười, nhảy nhót, huýt sáo,....không?

15 tien gia dinh trong nlp uni group phan 1

Chắc chắn là không phải không ạ?

Những người đang rất là vui vẻ, hạnh phúc thì gương mặt họ sẽ rạng rỡ, tươi cười, cơ thể họ hoạt động nhiều hơn, họ cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng phải không ạ?
Còn những người ốm yếu, mệt mỏi, hay suy nghĩ tiêu cực họ luôn trong trạng thái than phiền, gương mặt phờ phạc, uể oải,....

  •  => Cơ thể và tâm trí luôn luôn song hành, bổ trợ lẫn nhau. Cơ thể khoẻ mạnh là ngơi nguồn của một tâm trí sáng suốt, tràn đầy năng lượng. 1 tâm trí luôn thoải mái, bình yên thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh, đẩy lui mọi bệnh tật,giúp cuộc sống của bạn luôn vui vẻ, lạc quan, yên bình, hạnh phúc. 
  • => Mỗi khi tâm mệt mỏi, tiêu cực hãy thay đổi trạng thái cơ thể, suy nghĩ tích cực.

Hãy thường xuyên rèn luyện cho tâm trí và cơ thể bạn khoẻ mạnh. Để có một cơ thể khoẻ mạnh, chúng ta có thể luyện tập bằng nhiều cách khác nhau như thể dục buổi sáng, thiền, yoga, chơi thể thao,...
Luyện tâm trí bằng việc suy nghĩ tích cực, tập thiền, nghe thôi miên, làm các bài tập tưởng tượng, sáng tạo,....

3. Mỗi hành vi đều có chủ đích tích cực

Bất kể con người làm gì (dù là hành vi xấu hay tốt theo quan điểm của ta) thì đều có một chủ đích tích cực đằng sau hành vi ấy. 
 Dù là một tên giết người hay là một tên lừa đảo chuyên nghiệp thì tận sâu trong trái tim hắn sẽ có lúc  bị “rung động”, hắn cũng xuất phát từ mục đích tích cực và đối với hắn là "tốt".

  • Ví dụ 1: Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng và gây ra vụ thảm sát kinh hoàng ở Bắc Giang. 
    Vậy chủ đích tích cực của anh ta ở đây là gì?
  • 1. Cướp vàng: để có tiền trả nợ và ăn tiêu. Anh ta có ý thức trả nợ là tốt, nhu cầu sinh hoạt, ăn tiêu và thiết yếu của mỗi con người. Chỉ là với cùng một mục đích như vậy, có rất nhiều phương pháp để đạt được mục đích đó như: đi làm thuê kiếm tiền, vay bố mẹ,....nhưng anh ta đã chọn giải pháp đó.
  • 2. Giết người: thực ra mục đích của anh ta không phải là giết người, rõ ràng anh ta biết giết người là phạm pháp, là xấu, nhưng do bị phát hiện, trong lúc quá hoảng loạn anh ta đã giết người để tự vệ. hành vi muốn tự vệ của anh ta là một chủ đích tích cực.

4. Tôi chịu trách nhiệm về tâm trí của mình và tôi có kết quả như ý.

Tất cả mọi sự việc đều xảy ra hai lần: một lần trong đầu và một lần một lần ngoài thực tế. Nếu trong tâm trí, trong đầu chúng ta nghĩ sai thì khi nó diễn ra ngoài thực tế cũng sẽ sai bởi vì thế giới bên trong, cái bên trong tâm trí sẽ quyết định kết quả đạt được. Vì vậy muốn đạt được được kết quả tốt thì cái bên trong, tâm trí phải đúng trước.

  • Ví dụ: khi chọn trường và bước vào kì thi đại học. Mục tiêu của bạn thi vào trường Đại học Thương Mại thì bạn chỉ cố gắng đạt mức điểm phù hợp để vào được trường Thương Mại. Nhưng nếu bạn đặt ra mục tiêu phải thi đỗ vào khoa cao điểm nhất của trường Đại học Ngoại Thương thì bạn sẽ phải có những kế hoạch nỗ lực học tập hết mình để đạt được mục tiêu đó, và kết quả sẽ khác.

5, Ý nghĩa của việc giao tiếp là phản hồi mà bạn nhận được.

Giao tiếp chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta làm cho người khác hiểu mình nói gì và mình hiểu đối phương muốn nói gì. Sự phản hồi là dấu hiệu nhận biết được hiệu quả của việc giao tiếp. Việc giao tiếp chỉ được xem là thành công nếu phản hồi nhận được đúng như mục đích của người thực hiện giao tiếp đó. Khi chúng ta giao tiếp hay đối xử với người khác như thế nào thì sẽ nhận lại phản hồi như thế.

  • Ví dụ: khi bạn muốn người khác yêu quý bạn, nói những lời yêu thương, quan tâm bạn trong khi bản thân bạn không làm điều đấy với họ hoặc không nói cho họ biết bạn muốn gì, thì làm sao bạn nhận lại được điều bạn muốn?
  • Bạn muốn hiểu cấp dưới của mình, muốn họ yêu quý mình, muốn họ phát huy sức sáng tạo của họ để đem lại hiệu quả tốt nhất, nhưng bạn lại không ngừng chèn ép, quát nạt nhân viên và bắt họ làm theo ý bạn thì làm sao bạn đạt được điều bạn muốn từ họ?





Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

X
0961.172.212