15 TIỀN GIẢ ĐỊNH TRONG NLP (PHẦN 2)| Uni Group

6. Con người không phải là hành vi của họ.

  • Mỗi người khi sinh ra, xuất phát điểm của họ đều là người tốt, rất đơn giản, mộc mạc. Dần dần, khi lớn lên, dưới sự tác động của môi trường sống xung quanh cùng những trải nghiệm riêng mà hình thành nên suy nghĩ, thái độ và hành vi của họ. Mọi hành vi đều có chủ đích tích cực bên trong. Dù hành vi đó là tốt hay xấu, thì chúng ta đều biết cái chủ đích tích cực bên trong họ là tốt, chỉ là hành động của họ chưa đúng. Vì vậy, khi họ thực hiện 1 hành vi nào đó thì đó không phải là bản chất con người bên trong của họ.

Ví dụ 1:Trên báo có đăng rất nhiều vụ việc những kẻ bị người yêu phản bội, đòi chia tay,… mà đi giết người yêu mình hoặc tìm cách kết liễu mạng sống của mình, bị xã hội lên án.

  • Chúng ta cùng phân tích:
  • Hoàn cảnh: anh chàng đó vì quá yêu, quá đau khổ và nghĩ là không thể sống thiếu người ấy. Tình yêu vốn ích kỉ, có ai muốn người yêu mình đi yêu 1 người khác, có ai muốn bị người yêu mình lừa dối, phản bội đâu?
  • Trong lúc quá đau khổ, con người ta tưởng chừng như rơi vào sự tột cùng của nỗi đau, khi đó, sẽ không còn lý trí, lúc này người ta sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi cảm xúc, bởi sự đau khổ, oán hận đến bước đường cùng.
  • Chủ đích tích cực của họ: muốn được ở bên người mình yêu, sống cùng sống, chết cùng chết, muốn được giải toả sự uất ức, đau khổ trong lòng mình, muốn được giải thoát khỏi sự đau khổ, muốn tìm được cảm giác bình yên trong tâm trí,…..

Ví dụ 2: một người bố trong lúc nóng giận không kiềm chế được đã mắng chửi, thậm chí tát con mình vì kết quả học tập của cậu ta không đạt như ý muốn của người bố.

  • Vậy người bố đó có phải là một con người độc ác không?
  • Hoàn cảnh: người bố đã đặt rất nhiều kì vọng vào đứa con của mình và kết quả nó mang về thì ngược lại.
  • Hành vi: đánh chửi con.
  • Suy nghĩ của người bố: dùng biện pháp đó nó sẽ sợ mà làm theo, cố gắng học thật tốt, không dám lười nhác, cha ông ta có câu: “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”. Và trải nghiệm trong quá khứ  + hoàn cảnh hiện tại khiến ông ta mất kiểm soát hoặc dùng bạo lực để răn đe, dạy dỗ con mình.
  • Chủ đích tích cực: cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con cái của mình, đều mong nó trở thành niềm tự hào cho gia đình. Người bố đó chỉ mong muốn dạy dỗ con nên người, muốn con học tập thật tốt để có 1 tương lai tươi sáng, 1 cuộc sống tốt đẹp.
  • => Con người ta thường hành xử theo cảm xúc. Cảm xúc quyết định 90% hành vi của con người. Vì vậy, hành vi chỉ đại diện cho trạng thái cảm xúc hay sự phản ứng lại với môi trường tại 1 thời điểm nhất định, chứ không thể hiện bản chất của 1 con người. Ở thời điểm khác, hoàn cảnh khác, có lại có 1 trạng thái cảm xúc khác và cách ứng xử, hành vi khác nhau. Nhưng có 1 điều chắc chắn rằng, dù hành vi của họ là gì, thì chủ đích tích cực của họ luôn luôn hướng tới cái tốt đẹp, bởi mong muốn cao nhất của con người là sự hạnh phúc, bình an trong tâm hồn.
  • => Bài học rút ra: Không bao giờ phán xét người khác thông qua hành vi của họ.
  • Thay vào đó, hãy tìm ra chủ đích tích cực sau hành vi ấy và giúp họ sống tốt hơn.

 7. Quy luật thay đổi linh hoạt

 

  • Khi môi trường và hoàn cảnh thay đổi, sẽ dẫn tới kết quả thay đổi. Cùng 1 mục tiêu, nhưng những hành động khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau. Bởi lẽ môi trường bên ngoài luôn luôn biến động, thay đổi, chúng ta không thể dập khuân cứng nhắc theo 1 quy trình công việc nhất định, mà phải biết điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tác động của môi trường để đạt được kết quả cao nhất.
  • Ví dụ: với công việc của 1 lập trình viên máy tính: Khi anh ta thiết kế một chương trình máy tính, anh ta biết rằng chương trình sẽ có rất nhiều chỗ sai sót khi nó được hoàn thành. Không có chương  trình máy tính nào đã từng làm việc một cách hoàn hảo trong lần chạy đầu tiên. Tuy nhiên, người lập trình viên chấp nhận điều này như một thực tế của cuộc sống và sau đó bắt đầu quay trở lại toàn bộ chương trình, từng dòng một, khắc phục những khiếm khuyết. Khi lập trình viên kết thúc, chương trình sẽ hoạt động một cách hoàn hảo.

 8. Không có thất bại, chỉ có những phản hồi.

 

  • Với mỗi hành động chúng ta làm, không có thất bại, chỉ có những phản hồi. Chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta ngồi đó và không làm gì hoặc bỏ cuộc. Với mỗi kết quả không như ý mà chúng ta nhận được, đó chỉ là sự phản hồi để chúng ta biết mình đã chưa đi đúng hướng, còn bị lạc đường ở đâu đó và cần kiểm tra, xem xét, nhìn nhận và cải thiện lại. Những phản hồi đó cho ta bài học và cho ta biết những cách không đi đến thành công, con đường thành công vẫn ở phía trước đợi ta, việc ta cần làm là tiếp tục khám phá ra nó.
  • Đây cũng là dịp để bạn phát huy năng lực cá nhân của mình, là cơ hội để bạn thực hành các kỹ năng và hoàn thiện năng lực làm việc của mình.
  • Ví dụ: Thomas Edison để phát minh ra bóng đèn, ông đã có 10.000 lần không thành công. Ông nói: "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động". Từ đó, ông loại trừ những phương pháp làm không hiệu quả, những cách thức không mang lại kết quả như mong muốn để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc bóng đèn.

 9. Con người có tất cả nguồn lực để thành công.

  •  Để được sinh ra và tồn tại trên thế giới này, mỗi chúng ta đã là người chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành sự sống. Xuất phát điểm mỗi người khi chào đời là như nhau, được trao những nguồn lực như nhau. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khác nhau, và điều quan trọng là ta vận dụng những nguồn lực ấy như thế nào để thích nghi với môi trường sống và làm chủ cuộc sống của mình. Tất cả mọi người đều có nguồn lực cần thiết để thành công và đạt được mục tiêu của mình. Giả sử tư duy nhận thức của con người được ví như cái bóng đèn. Mỗi người sinh ra đều được trao 10 cái bóng đèn. Để thành công, chúng ta càng bật được nhiều bóng đèn càng nhanh càng tốt. Muốn vậy, chúng ta cần không ngừng học hỏi, cập nhật tư duy của những người thành công và biến nó thành của mình.
  • Ví dụ: bạn muốn trở thành 1 bác sĩ đa khoa xuất sắc, bạn phải luôn không ngừng nỗ lực học tập ở trường, học hỏi những bác sỹ đa khoa hàng đầu, tìm tòi tài liệu, nghiên cứu ra cách phương pháp chữa bệnh hiệu quả, luôn không ngừng nỗ lực quan sát, học hỏi, nghiên cứu, làm việc để đạt được mục tiêu của mình.
  • Người ta thường nói: Cách nhanh nhất để thành công là học hỏi từ những người thành công.

10. Tôn trọng thế giới quan của người khác.

  • Do hoàn cảnh sống và trải nghiệm trong quá khứ của mỗi người là khác nhau, nên mỗi người sẽ có những suy nghĩ, nhận thức, quan điểm, kinh nghiệm khác nhau khi nhận xét, đánh giá về cùng 1 sự vật, sự việc.
  • Chắc chắn bạn đều muốn mọi người lắng nghe và tôn trọng mình phải không nào? Sẽ ra sao khi 1 người nào đó gạt đi tất cả những suy nghĩ trong đầu bạn, cho rằng bạn không có khả năng, bạn ngu dốt, yếu kém, bất tài, nhu nhược,….và bắt bạn phải làm theo ý họ vì họ cho rằng họ thông minh, tài giỏi hơn bạn? Bạn có thích nổi họ không? Có yêu mến được và tươi cười được với họ không? Chắc chắn là không phải không nào?
  • Bạn có còn nhớ tiền giả định số 1: Bản đồ không phải là cảnh thật không? Mỗi người có 1 tấm bản đồ riêng trong đầu mình, bạn cũng có, và người khác cũng có. Vì vậy, hãy tôn trọng thế giới quan của chính mình và tôn trọng bản đồ của người khác, không phán xét hay ép buộc họ phải làm theo ý mình. Hãy trân trọng họ như thể bạn trân trọng chính mình và muốn họ trân trọng bạn vậy.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

X
0961.172.212